Uống nước đúng cách lợi trăm bề

Theo như tư vấn của Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục Truyền thông Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, hai hoạt động rất cơ bản và quan trọng để hồi phục sức khoẻ là
  • Bổ sung nước và uống nước đúng cách
  • Chế độ ăn giàu vi chất dinh dưỡng và bổ sung rau xanh, quả chín

Ngày 19/6/2021 là ngày khá đặc biệt tại TPHCM khi rất nhiều người dân được yêu cầu tiêm chủng Covid-19. Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 lớn nhất từ trước đến nay tại TP.HCM với 836.000 liều đã được chính thức triển khai với những mũi tiêm đầu tiên được thực hiện tại Khu công nghệ cao TP.HCM.

Giữ gìn sức khoẻ đúng cách sau tiêm cũng rất quan trọng để nhanh hồi phục sức khoẻ và trở lại hoạt động bình thường. Làm gì để tốt cho sức khoẻ sau tiêm cũng là câu hỏi được quan tâm nhiều

Đây là câu hỏi của một người dân hỏi bác sĩ trên zingnews.vn chuyên mục sức khoẻ. “Thực phẩm nên ăn sau khi tiêm Vaccine Covid-19”

Theo như tư vấn của Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục Truyền thông Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, hai hoạt động rất cơ bản và quan trọng để hồi phục sức khoẻ là

  • Bổ sung nước và uống nước đúng cách
  • Chế độ ăn giàu vi chất dinh dưỡng và bổ sung rau xanh, quả chín

Uống nước đúng cách lợi trăm bề

>> BÌNH ĐỰNG NƯỚC UỐNG, KÍN KHÍ KÍN NƯỚC, LUÔN NHẮC NHỞ TA UỐNG NƯỚC THƯỜNG XUYÊN <<

Sau khi tiêm vaccine Covid-19, bạn có thể bị sốt; đau đầu; buồn nôn; đau cơ; khớp, vị trí tiêm đau, nóng, ngứa; mệt mỏi, bồn chồn, ớn lạnh.

Để tăng sức đề kháng cho cơ thể và nhanh hồi phục, bạn nên:

- Bổ sung nước: Sau tiêm, cơ thể sốt, mệt mỏi dễ gây mất nước. Do đó, bạn nên uống nhiều nước, nhất là trong điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện nay. Trung bình, một người trưởng thành cần 2,5 lít nước mỗi ngày, tương đương 6-7 cốc nước.

Bạn có thể uống nước hoa quả, nước rau, nước oserol, nước pha muối loãng. Một số loại nước hoa quả có thể bổ sung như cam, chanh, bưởi ép..., để cung cấp vitamin A, C, cần thiết cho cơ thể.

- Uống nước đúng cách: Nước vào cơ thể chủ yếu qua ống tiêu hoá. Khi thời tiết nắng nóng, bạn cần thường xuyên bổ sung nước, tránh để thiếu nước đến khi có biểu hiện khô miệng, nước bọt quánh.

Ngoài ra, bạn cũng không nên uống quá nhiều nước cùng một lúc, có thể gây tiết mồ hôi nhiều hơn, cơ thể càng mệt mỏi vì mất chất điện giải. Khi uống nước, bạn nên uống càng chậm càng tốt, uống từ từ và chia nhỏ lượng nước cần uống, nó sẽ giảm cơn khát tốt hơn.

- Chế độ ăn giàu vi chất dinh dưỡng: Bữa ăn cần cân đối về tỷ lệ dinh dưỡng, với các loại thực phẩm giàu vi chất, đa dạng. Bạn nên phối hợp từ 15-20 loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên món ăn trong ngày.

Khẩu phần ăn hàng ngày nên cân đối giữa chất đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản, đậu, đỗ; tăng cường vừng lạc, đậu đỗ, rau xanh và hoa quả chín.

- Bổ sung rau xanh, quả chín: Rau quả là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ. Đây đều là chất quan trọng giúp tăng cường đề kháng, hệ miễn dịch.

Các vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch gồm vitamin A, C, D, E, sắt, selen. Theo khuyến nghị, mỗi ngày bạn nên ăn 200-300 gram rau xanh, 100-200 gram quả chín.

Sau khi tiêm, người mệt mỏi, chán ăn, sốt, sưng, đau nên thức ăn cần được chế biến mềm, dễ tiêu như cháo đậu xanh nấu thịt, cháo hành nấu thịt, súp gà, súp cua…, đồng thời chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Nếu trường hợp sốt cao, đau nhiều thì có thể uống thuốc hạ sốt giảm đau.

Ngoài ra, chúng ta nên tuân thủ ăn chín, uống sôi, tránh thực phẩm, đồ tươi sống.

Vitamin, khoáng chất thường có trong các loại thực phẩm

Vitamin A

- Rau xanh có màu xanh đậm: Rau ngót, rau dền cơm

- Hoa quả màu vàng, đỏ: Gấc, đu đủ, xoài...- Thức ăn động vật: Gan gà, lợn, bò

Vitamin C

- Rau ngót, rau mùi tàu, rau dền, rau đay, rau mồng tời, hành hoa

- Bưởi, đủ đủ, quýt, cam, chanh

Vitamin E

- Đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu oliu

- Rau có lá màu xanh đậm

Vitamin D

- Gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản, sữa

Vitamin nhóm B

- Cám gạo, ngũ cốc, các loại hạt đậu, mè, mầm lúa mì, tim, gan

Sắt

- Mộc nhĩ, nấm hương, rau giền đỏ, đậu tương, tiết bò, bầu dục lợn, lòng đỏ trứng vịt, cua đồng

Kẽm

-Thịt, cá, tôm, sò, sữa, trứng, ngao, hàu...

Qua đây, chúng ta có thể thấy, những hoạt động rất cơ bản trong cuộc sống hằng ngày để giúp sức khoẻ khoẻ mạnh đều từ những việc rất đơn giản như uống nước đầy đủ, uống nước đúng cách, ăn uống dinh dưỡng và nhiều chất xơ. Đa phần chúng ta cứ nghĩ rằng phải trang bị những dụng cụ thể thao đắt tiền, mua những thực phẩm đồ uống cao cấp, tham gia những liệu trình phức tạp thì mới tốt cho sức khoẻ.

Nhưng thực chất, chỉ cần chúng ta biết cách uống nước, bổ sung nước sạch cho cơ thể và kết hợp dinh dưỡng thì sức khoẻ của chúng ta được an toàn và mạnh khoẻ

>> THAM KHẢO MÁY LỌC NƯỚC UỐNG TRỰC TIẾP CÔNG NGHỆ NANO CỦA TUPPERWARE <<


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng